Tinh Vi - www.tinhvi.com
Tinh Vi    •    Tinh Vi    •    Tinh Vi
 
Trang chủ    •   Tin tức    •   Diễn đàn    •   Chat
   

Thông tin về chủ đề đang đọc:

- Tên chủ đề: Xã hội đầy cảm tính
- Người tạo chủ đề: Lãng tử
- Ngày và giờ tạo: 14-11-2010 13:51
- Tổng số bài viết tham gia vào chủ đề này: 14
Nếu muốn viết bài tham gia vào chủ đề này, bạn chỉ cần nhập vào form ở phần cuối trang.
Nếu muốn tạo chủ đề mới, bạn trở về diễn đàn chính và chọn phần thêm nội dung.
DIỄN ĐÀN TINHVI.COM: Trở về diễn đàn chính Tham gia ý kiến cho bài viết này
 Trước  1  2  Sau 
Xã hội đầy cảm tính
Lãng tử
14-11-2010
Bây giờ tôi không hiểu người ta dạy con làm sao nữa, con hư cỡ nào vẫn cứ bênh con chằm chằm. Đó là trong gia đình, còn ra ngoài xã hội thì cái gì cũng đòi đưa tình cảm vào (để gọi là "có lý có tình"): đi đường phạm luật giao thông là "năn nỉ", đến công sở bị xử lý kỷ luật là xin "du di", đụng chuyện đến pháp luật là "chạy chọt"...

Có một kẻ phạm tội ác tày đình rất đáng xử tử ngàn lần, thế nhưng thấy bố mẹ hắn tội nghiệp quá, nhiều người mủi lòng bèn xúm lại xin tha cho hắn, lấy lý do: "vị tha", "làm phúc", "vì lòng nhân từ"...?!

Có người nói vì XH phương Đông giàu tình cảm, giàu tình người... chỉ là sự ngụy biện. Hãy xem XH phương Tây bị chê là "quá lý trí, quá thực dụng": họ luôn nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp, và nếu có sai thì thẳng thắn chịu phạt không năn nỉ, không chạy chọt. Nhưng mặt khác, họ cũng rất giàu tính nhân văn: thể hiện ở ý thức cộng đồng rất cao, không làm phiền người khác và luôn thực tâm bảo vệ môi trường.

Xin dẫn chứng một việc nhỏ thôi: nếu bạn gặp tai nạn trên đường, bạn có thể dễ dàng xin quá giang một cái xe nào đó để trở về nhà. Còn ở ta thì sao: trong thời buổi này, đố bạn có thể xin quá giang ai đó. Khi ngoài đường có sự cố xảy ra, thì số người bu đen bu đỏ lại để dòm ngó bình phẩm thì nhiều, số người thực sự ra tay giúp đỡ thì rất ít. Các bạn có bao giờ thấy một đám cháy chưa? Lúc đó sẽ có một đoàn xe gắn máy chạy bám theo xe cứu hỏa để... kéo nhau đi xem cháy nhà, đông vui như là đi xem hội. Đến nơi thì bu vòng trong vòng ngoài để theo dõi, gây cản trở ghê gớm cho lực lượng cứu hộ.

Hãy biết nghiêm túc chấp hành luật pháp đúng lúc, và cũng biết thể hiện lòng nhân từ đúng lúc. Đó mới là một XH đầy tính nhân văn. Còn nếu như cái gì cũng đem "lý" và "tình" ra trộn chung lại, chỉ làm cho xã hội lè phè và thiếu nghiêm túc.
 «sửa» 
 «xóa» 
Các ý kiến tham gia
Út Đẹt
14-11-2010
Thế mới là cuộc sống chứ Lãng tử, người ba phải nhiều hơn người nghiêm túc vì người ba phải thì dễ sống hơn nên sống lâu hơn người nghiêm túc đấy bạn ạ! Nếu bạn nghiêm túc quá giữa cuộc sống lè phè và lộn xộn này bạn sẽ trở thành người "quý hiếm" mà bạn biết đấy của "quý hiếm" thì dễ bị "diệt vong" lắm!
Tôi cũng là người khá "khó chịu" với mọi vấn đề nên tôi thấy mình cũng khá "lập dị" giữa cuộc đời này. Nhưng không sao, tôi bó tay với những gì xảy ra ngoài xã hội nhưng tôi đã có cái vỏ ốc nhỏ xíu của gia đình mình, đó là nơi trú thân an toàn của tôi đấy bạn ạ!
Tóm lại, bạn Lãng tử hãy "mac ke" những điều không liên quan đến mình (nghe có vẻ thiếu trách nhiệm nhỉ?) nhưng biết sao được bạn, "1 cánh én nhỏ chẳng làm nên mùa xuân" mà! Hãy để sức lực, sự quan tâm và tình yêu của bạn dành những người mà bạn thương yêu. Như vậy, bạn sẽ đỡ bực mình với những chuyện xảy ra chung quanh mình hơn, bạn nhé!
 «sửa» 
 «xóa» 
Mỹ Thuận
15-11-2010
Tư tưởng của bác Út nghe có vẻ buông xuôi, nghĩ lại thì thấy rất đúng với tinh thần "biết mình biết ta" và phù hợp với thời buổi này. Lo bao đồng quá dễ gặp rắc rối, có ngày bị sờ gáy như chơi. Chúc gia đình bác Út hạnh phúc! «sửa» 
 «xóa» 
bem23
16-11-2010
Nghĩ như các bác thì làm sao có "hiệp sĩ đường phố" ở TPHCM và BD? «sửa» 
 «xóa» 
Lý Tiễn Đưa
16-11-2010
Nói về Lý và Tình còn có nhiều điều kỳ dị lắm. Xe lớn đụng xe nhỏ ư? Dù là lỗi xe nhỏ đi ẩu rành rành, người ta vẫn bênh vực xe nhỏ. Cái thứ luật rừng "xe lớn luôn có lỗi" này đã chà đạp thô bạo lên luật pháp như thế đó. Vậy mà vẫn khối người gọi đó là có Tình!

Bảo bọc con cái tới cùng dù cho nó có phạm tội tày trời, vẫn được xem là có Nghĩa có Tình, thậm chí còn được hoan nghênh và thông cảm. Còn nếu sẵn sàng giao con cho pháp luật xử lý theo đúng tội trạng, thì bị xem là thiếu Nghĩa thiếu Tình.

Thế cho nên, con cái cứ mặc sức đua xe, phá làng phá xóm. Bố mẹ sẽ bảo lãnh về, mọi chuyện sẽ đâu ra đó. Cứ để tình trạng này thì XH này sẽ loạn.
 «sửa» 
 «xóa» 
Lý Tiễn Đưa
17-11-2010
Các "hiệp sĩ" chắc chắn là một tấm gương đáng kính trọng, đáng để chúng ta ngưỡng mộ và biết ơn. Nhưng xét trên bình diện XH, các "hiệp sĩ" không thể thay đổi được thực tế đang xảy ra, bởi vì đây là một phạm vi cực lớn, đòi hỏi rất nhiều yếu tố từ pháp luật, giáo dục, ý thức cộng đồng...

Cách đây không lâu lắm (vào những năm 7x, 8x...), lứa học trò chúng tôi vẫn có thể đi nhờ xe vô tư, chỉ cần í ới "cô ơi/chú ơi... cho tụi cháu đi nhờ với" là cả đám có thể vô tư ngồi chễm chệ sau xe người lạ để tán láo với nhau. Còn thời nay, đúng như Lãng tử đã nói, họa có điên thì người ta mới cho mình đi nhờ xe. Không một ai, không một hiệp sĩ nào, có thể thay đổi được thực trạng chung này. Trừ phi quay ngược thời gian trở về quá khứ.

Thời trước, ai cũng có thể làm "hiệp sĩ". Khi chúng ta gặp nạn, cứ việc kêu làng kêu nước thì khắc sẽ được ai đó cứu giúp. Một kẻ trộm khi bị bắt luôn ở trong tình trạng lấm lét, sợ sệt. Còn thời nay, ít có kẻ trộm cướp một cách đơn độc. Khi chúng ta bị cướp giật, đuổi theo chúng coi chừng sẽ bị đồng bọn chúng cản địa, hành hung... Có khi chúng còn nghênh ngang quay trở lại trả thù những ai dám chống lại chúng!

Tôi tin vào quy luật phát triển xoắn ốc đi lên, một ngày nào đó, XH sẽ phát triển và trở lại "những ngày xưa thân ái" nhưng ở một cấp độ cao hơn. Lúc đó, những giá trị của tình người sẽ được khôi phục và chúng ta hoàn toàn có thể ra đứng ngoài quốc lộ, giơ ra một ngón tay và một chiếc xe sẽ dừng lại cho chúng ta đi nhờ.
 «sửa» 
 «xóa» 
Út Đẹt
17-11-2010
Bác bem23 ạ,
Dân số mình bao nhiêu người và "hiệp sĩ đường phố" trên cả nước có được bao nhiêu người hả bác? Chúng ta luôn ngưỡng mộ những con người biết quên mình vì người khác, họ thật sự là những điều tốt đẹp còn tồn tại trên cuộc đời này để cuộc sống còn le lói một tí niềm tin. Nhưng bác bem23 có để ý không, những con người đáng được vinh danh ấy đang sống như thế nào? Họ giúp đỡ, họ quên mình vì người khác nhưng khi họ gặp chuyện ai sẽ giúp họ, giúp gia đình họ? Người lái tàu đã hy sinh một phần thân thể mình để cứu nguyên một đoàn tàu, chúng ta phải nghiêng đầu bái phục đức hy sinh của con người đáng kính ấy, nhưng cuộc đời còn lại của ông, của gia đình ông sau những giờ phút được tôn vinh sẽ như thế nào?
Cuộc sống còn nhiều điều phải bận tâm, tôi không thể trở thành 1 "hiệp sĩ" ngoài xã hội, tôi chỉ có thể là "hiệp sĩ" của gia đình tôi. Tôi chọn cách sống an toàn và có vẻ hơi ích kỷ nhưng biết làm sao được hả bạn, phải tự lo cho bản thân, cho gia đình mình trước thôi!
Hãy cho tôi được cầu chúc cho những con người đang sống, đang hy sinh vì người khác, tôi thành tâm cầu chúc mọi điều may mắn và hạnh phúc luôn ở bên họ.
 «sửa» 
 «xóa» 
blind-professor
19-11-2010
Khác với các quy định luật pháp được minh định bằng giấy trắng mực đen, thì ngoài XH còn tồn tại một bộ chuẩn mực gồm các quy ước ngầm về các hành vi ứng xử công cộng của XH đó. Chẳng hạn, nếu việc nhường chỗ cho người già, phụ nữ... trở thành một quy ước phải làm, thì mọi người sẽ tự động chấp hành (mặc dù nếu không làm vậy thì cũng chẳng phạm phải quy định pháp luật nào). Chúng ta chưa có chuẩn mực đó nên mọi người cứ vô tư tranh giành, chen lấn.
Mặc dù mỗi người một ý, những chuẩn mực này luôn là những điểm chung nhất, cơ bản nhất mà tuyệt đại đa số chấp nhận. Thực tế hiện nay không có sự thống nhất đó: cùng một chuyện rất rõ ràng, nhưng vẫn có người nói đúng/kẻ bảo sai; cùng một tội ác, nhưng vẫn có người bảo là nhẹ/kẻ bảo là nặng. Ranh giới giữa đúng sai bị che mờ bởi những suy nghĩ cảm tính, chủ quan mà không dựa vào bất kỳ cái lẽ thường nào. Mọi sự so sánh đều khập khiễng, nhưng quả là có một thực tế như thế này: ở nước khác thì việc nói 'common sense' là rất bình thường, nhưng ở nước ta mà nói đến 'lẽ thường' lại thấy đao to búa lớn!
Chính cái lối ứng xử XH đó đã không khuyến khích mọi người phát biểu điều tốt, chứ nói gì đến hành động việc tốt. Cho nên việc người ta phản ứng bằng cách thu mình lại là một điều rất tự nhiên, trong điều kiện và ngoại cảnh không thuận lợi để cái tốt được phát huy. Hơn nữa, việc không làm gì gây hại cho người khác vẫn là một yếu tố tích cực.
 «sửa» 
 «xóa» 
badboy9x
19-11-2010
Các pác nói chiện nhứt đầu wá, em hok có hỉu được. Đọc chiện này giải trí đi nà:
Áo sành điệu rởm
 «sửa» 
 «xóa» 
Mỹ Thuận
21-11-2010
Chuyện của badboy thật là BAD. Đọc tin này trên báo Tuổi trẻ hay hơn nhiều:

Nhiều thanh niên tham gia nhóm hiệp sĩ bắt cướp ở Bình Dương từng một thời là yêng hùng quái xế, hằng đêm tụ tập phá làng phá xóm. Nhưng rồi họ được cảm hóa và với niềm say mê tốc độ, họ đã dùng vào việc có ích. Bây giờ họ lại thành khắc tinh của những tên cướp trên đường phố.

Hơn một năm trước, một ngày bình thường của T.L. (17 tuổi) là la cà quán xá uống cà phê, nhậu nhẹt với đám bạn vô công rỗi nghề. Đêm, T.L. tham gia các đoàn quái xế, gầm rú tìm cảm giác mạnh. Trước đó học đến lớp 7 thì T.L. bỏ ngang. Ba mẹ bận bịu mưu sinh nên T.L. càng có điều kiện buông thả vào những cuộc chơi vô bổ. Nhưng nhìn gia cảnh không khá hơn ai mà mình lại gây thêm bao điều phiền muộn cho ba mẹ, T.L. thấy mình có lỗi và âm thầm thay đổi.

T.L. tìm gặp anh Nguyễn Thanh Hải, trưởng đội phòng chống tội phạm phường Phú Hòa. Người đội trưởng ngắm “giò cẳng”, giáo huấn một hồi về lẽ sống ở đời và thấy T.L. ngộ ngộ nên nhận.

Ngày đầu nhập môn, Nguyễn Thanh Hải chở T.L. chạy dạo một vòng để “truyền nghề”: cách phát hiện những tên cướp, tên trộm trong đám đông; cách bám theo đối tượng để chúng không phát hiện; kỹ thuật chạy xe và phối hợp với đồng đội; cách ra tay ngăn chặn và bắt giữ kẻ xấu...

Một năm qua T.L. cùng với các thanh niên khác trong đội như Tân, Hải, Anh, Thành... bắt quả tang hàng chục vụ bẻ khóa ăn cắp xe, cướp giật tài sản... T.L. còn giới thiệu một “chiến hữu” cũng từng một thời lêu lổng như mình là Long vào đội bắt cướp.

Còn T.T., từng là một nài “xế độ” có “số má” tại Thủ Dầu Một, nên khi xảy ra những vụ cướp giật T.T. được đồng đội tin tưởng giao tay lái truy đuổi đối tượng.

Hai năm tham gia bắt gần 90 vụ cướp, trả lại tài sản cho người bị nạn, T.T. đã định nghĩa lại hai từ “anh hùng” mà những thanh niên mới lớn như cậu từng lầm tưởng: “Anh hùng là làm việc tốt đem lại lợi ích cho người khác, chứ không phải nẹt pô inh ỏi thể hiện mình”.
 «sửa» 
 «xóa» 
 Trước  1  2  Sau 
DIỄN ĐÀN TINHVI.COM: Trở về diễn đàn chính Tham gia ý kiến cho bài viết này

Tham gia ý kiến cho chủ đề Xã hội đầy cảm tính:
Họ tên: (*)
Nội dung: (nhập tiếng Việt Unicode, tối đa khoảng 2.000 từ) (*)
Mã Bảo Vệ (MBV): (không bắt buộc)
(MBV dùng để bảo vệ nội dung bài viết của bạn, sau này ai muốn sửa/xóa phải có MBV)
 
Trang chủ   |   Tin tức   |   Diễn đàn   |   Chat   |   CNTT   |   Nhân sự - PR   |   Anh văn   |   Thư viện   |   Liên lạc
©Copyright 2006-2008 All rights reserved www.tinhvi.com    •    Email: master_tv@tinhvi.com    •  Tinh Vi    •  Tinh Vi
 
 
Freeware
Tạo nhanh hàng loạt các bài toán, giúp bé luyện tập làm toán » ver 2.5
Phần mềm nhỏ gọn giúp tìm các hợp âm cho bản nhạc » ver 1.5
TỪ ĐIỂN online
Từ điển VDict gồm 7 bộ từ điển khác nhau, được xem là bộ từ điển trực tuyến tốt nhất hiện nay.
Nhập từ cần tra:

ĐỌC BÁO online
HÌNH ẢNH