Tinh Vi - www.tinhvi.com
Tinh Vi    •    Tinh Vi    •    Tinh Vi
 
Trang chủ    •   Tin tức    •   Diễn đàn    •   Chat
   

Thông tin về chủ đề đang đọc:

- Tên chủ đề: Sự ngạo mạn của kiến thức
- Người tạo chủ đề: pr15
- Ngày và giờ tạo: 16-07-2008 09:49
- Tổng số bài viết tham gia vào chủ đề này: 7
Nếu muốn viết bài tham gia vào chủ đề này, bạn chỉ cần nhập vào form ở phần cuối trang.
Nếu muốn tạo chủ đề mới, bạn trở về diễn đàn chính và chọn phần thêm nội dung.
DIỄN ĐÀN TINHVI.COM: Trở về diễn đàn chính Tham gia ý kiến cho bài viết này
 Trước  1  Sau 
Sự ngạo mạn của kiến thức
pr15
16-07-2008
Cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2008 đã khép lại với bao nhiêu sự kiện và cảm xúc. Hình ảnh Việt Nam không chỉ là điểm nóng trong buổi truyền hình trực tiếp đến hàng tỷ người toàn thế giới, mà cả trong suốt 3 tuần liền, những câu nói "Xin chào Việt Nam" phát ra từ những đại diện sắc đẹp hẳn đã được thế giới lắng nghe. Kèm theo đó là những phong cảnh, con người VN được lồng ghép hết sức chuyên nghiệp.

Thế nhưng từ cách đây khá lâu, khi mà cuộc thi sắc đẹp này chỉ mới manh nha ý định tổ chức tại VN, đã có một bài viết - với những lập luận và số liệu rất chuyên môn - đã được đăng tải trên một tờ báo mạng lớn. Bài viết này đã "vạch" ra những điểm cho thấy bỏ ra 15 triệu USD để tổ chức sự kiện Hoa hậu Hoàn vũ là lãng phí, là không phù hợp, v..v... Tác giả bài viết này đã đưa ra những con số thuyết phục, hẳn đã làm nhiều người phải "tin sái cổ".

Nhóm chúng tôi - lúc đó đang theo học một chương trình đào tạo PR - đã lấy ngay bài viết này để thảo luận. Chúng tôi hết sức sửng sốt trước những nhận định của người viết - hẳn nhiên đây là một người có kiến thức về marketing và PR. Một người bình thường nếu viết một bài chê bai cuộc thi sắc đẹp danh giá này chắc hẳn chẳng ai tin. Thế nhưng bằng việc cung cấp ít nhiều kiến thức và thông tin, bài viết đã nói ở trên đã khoác lên mình một vỏ bọc "nói có sách, mách có chứng" và dẫn đến những đánh giá hết sức chủ quan.

Sự tai hại của nó chính là ở chỗ đó: may mắn là đây chỉ là quan điểm của một cá nhân, chứ nếu đây lại là nhận định của một quan chức có thẩm quyền (lúc đó, cuộc thi HHHV vẫn chưa được cơ quan chức năng VN chính thức chấp thuận) thì xem như chúng ta đã bỏ lỡ một cơ hội vàng để quảng bá hình ảnh đất nước rồi.

Đến giờ này, khi mà cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ đã khép lại với đầy ắp cảm xúc và ấn tượng. Hẳn mọi người đã đều thấy bỏ ra 15 triệu USD để đăng cai tổ chức sự kiện này là lợi ích đến nhường nào. Hơn nữa, do là một sự kiện "xã hội hóa", nhà nước đã không phải bỏ ra số tiền này, nhưng hiệu quả thì không chỉ dừng lại trong 2 tiếng được truyền hình trực tiếp trên toàn thế giới. Thậm chí có người còn nói các địa phương, ban ngành còn "tranh thủ" sự kiện này hơi bị kỹ, khiến cho các người đẹp phải di chuyển cật lực suốt chiều dài đất nước để quảng bá cho hình ảnh VN.

Xét cho cùng, 15 triệu USD chỉ đủ để xây 1 cây cầu cỡ kha khá. Cho bạn số tiền này, đố bạn có thể làm gì để đem lại một ấn tượng đến vậy trong con mắt bạn bè thế giới!

Rất tiếc chúng tôi không tìm ra link đã đăng tải bài viết đã nói ở trên. Tuy nhiên chúng tôi đã lưu lại bài viết này. Để thuận tiện cho các bạn tham khảo, chúng tôi xin mạn phép tác giả đăng toàn văn ở dưới đây.

Mục đích chúng tôi không phải để "bêu xấu" ai, mà chúng tôi chỉ muốn nói rằng: Đôi khi người có kiến thức còn "nguy hiểm" hơn người không có kiến thức. Bởi vì nếu người ta ỷ vào kiến thức của mình, rồi võ đoán sự kiện một cách chủ quan thì có thể rút ra những kết luận sai lầm. Sự nguy hiểm nằm ở chỗ: với lập luận có vẻ chặt chẽ và thuyết phục, họ có thể dẫn dắt những người khác đi theo hướng nhìn chủ quan của họ.

Đó cũng chính là lý do chúng tôi gọi đây là "sự ngạo mạn của kiến thức".
 «sửa» 
 «xóa» 
Các ý kiến tham gia
bài của tác giả MN
16-07-2008
Với khoản tiền 15 triệu USD (con số cần phải nộp cho tổ chức Miss Universe để được tổ chức Hoa hậu Hoàn Vũ), Việt Nam có thể làm nhiều việc có hiệu quả hơn là tổ chức HHHV.

1/ Lợi ích quảng bá cho du lịch từ cuộc thi HHHV là không cao, nếu không muốn nói là gần như không đáng kể.

Trong những năm gần đây, các nước tổ chức HHHV như Panama 2003, Ecuador 2004, Thái Lan 2005 đều ghi nhận việc tổ chức HHHV gần như không mấy ảnh hưởng đến ngành du lịch của nước họ. Điều này khiến Ban tổ chức HHHV gặp khó khăn trong việc tìm kiếm đối tác đăng cai (cụ thể năm 2006 , do không tìm được nhà đấu thầu thích hợp, HHHV phải tổ chức ngay tại Los Angeles, Mỹ, không tính tiền bản quyền 7 triệu USD như thường đòi hỏi với các nước khác và rút ngắn thời gian cuộc thi từ 1 tháng xuống còn trên 2 tuần).

2/ 15 triệu USD cho 8 phút giới thiệu về Việt Nam trên kênh NBC là quá đắt.

HHHV ngày càng thu hút được ít người xem. Cụ thể năm 2006 Nielsen rating cho HHHV là 6.0/10 shares, tương đương với lượng khán giả khoảng 10 triệu người. Đến năm 2007, rating giảm còn 4.3/ 8 shares, tương đương với khoảng 8 triệu người xem. So sánh với giá quảng cáo của các show ăn khách khác của Mỹ thì giá này là quá đắt. Cụ thể:

American Idol: 27 - 35 triệu người xem, 594.000 - 620.000 USD/30s quảng cáo.

CSI - 20 triệu người xem, 347.000 USD/30s quảng cáo

Grey"s Anatomy - 20 triệu người xem, 344.000 USD/30s quảng cáo

3/ Thời gian truyền hình trực tiếp HHHV không phù hợp với khán giả các khu vực khác.

HHHV, bất kể được tổ chức tại đâu, cũng sẽ phải bắt đầu vào lúc 9h tối EST (Eastern Standard Time = GMT - 05:00) nhằm kịp giờ cho chương trình truyền hình buổi tối (prime time TV) của đài NBC, kênh truyền hình nắm giữ bản quyền của HHHV. Điều này có nghĩa là khán giả các nước khác, không ở khu vực Châu Mỹ, sẽ phải theo dõi HHHV trong khoảng từ 2h khuya (London) đến 12h trưa (Sidney). Đây là khoảng thời gian rất bất tiện cho việc xem TV, dẫn đến lượng khán giả không cao và việc đầu tư quảng cáo cho Việt Nam trên chương trình là không hiệu quả.

4/ Cuộc thi HHHV ngày càng giảm đi sức hút.

Ngoại trừ các nước Mỹ Latin, hầu hết báo chí các nước khác đều ít đưa tin về cuộc thi. Bạn có thể tìm trên các hãng báo chí lớn như CNN, BBC, Reuters, NYTimes... cùng lắm cũng chỉ nhận được một bài về tin người thắng cuộc, ngoài ra gần như không có thêm thông tin thêm. Nếu bạn thử dùng Google News search trong thời gian cuộc thi diễn ra, bạn sẽ thấy kết quả cũng không mấy khả quan, khoảng chừng 15 kết quả mới (phần lớn cùng một nội dung) mỗi ngày - quá ít đối với một sự kiện được đầu tư 15 triệu USD.
 «sửa» 
 «xóa» 
Diep Tram
07-08-2008
Bây giờ mọi chuyện đã ngã ngũ thì đánh giá lại quan điểm của tác giả MN thật dễ dàng.Nhưng vấn đề là vào thời điểm đó,phải làm sao và phải căn cứ vào đâu để biết người ta nói đúng hay sai ?
Một câu hỏi nữa là share và rating là gì vậy ? em nghe nói nhiều mà không thấy ai giải thích,em mới học năm 2 marketing, chưa đượchọc :-)
 «sửa» 
 «xóa» 
Trang (PR15)
03-09-2008
Wikipedia là một từ điển bình dân (vì cho phép bất kỳ ai cũng được biên tập nội dung) nhưng không vì thế mà kém nổi tiếng. Một trong những nguyên tắc của bộ từ điển này là đặt ra những đề nghị [cần phải rõ thêm] với những nhận định chưa có cơ sở rõ ràng.

Áp dụng tinh thần đó, bạn sẽ có khả năng phân tích một lời bình luận là đáng tin cậy hay không. Trở lại với bài báo trên, đối với mỗi quan điểm mà tác giả nêu, bạn cần phải đặt những câu hỏi để làm rõ quan điểm đó, cộng với theo dõi lời giải thích/lập luận của tác giả để từ đó đánh giá quan điểm có chính xác không:

1/ "Lợi ích quảng bá từ cuộc thi HHHV là không đáng kể":
- Lập luận của tác giả: Một số quốc gia đã tổ chức HHHV ghi nhận rằng không mấy ảnh hưởng đến ngành du lịch nước họ.
- Đánh giá: Cần phải làm rõ thêm "ghi nhận" cụ thể là ghi nhận cái gì. Tuy chưa biết các con số đã được ghi nhận ra sao, người ta cũng cảm thấy khó tin khi một cuộc thi được truyền hình đến hơn 1 tỷ người trên 170 nước lại chẳng có ép-phê nào cả.
- Cũng cần phải lưu ý rằng: Cuộc thi sắc đẹp không thể có ảnh hưởng tức thời đến số lượng khách du lịch như là Olympic hay World Cup được. Các cuộc thi kiểu "sân vận động" thu hút cả triệu lượt khán giả và họ cũng chính là du khách. Trong khi một cuộc thi kiểu "sân khấu" giỏi lắm chỉ có vài ngàn khán giả. Hiệu quả chính của nó là truyền hình: thông qua sự kiện này, cả tỷ người sẽ biết thêm về đất nước và chỉ cần vài % trong số này "ghi vào bộ nhớ" thì đất nước cũng có thêm một lượng du khách tiềm năng đáng kể.

2/ "15 triệu USD cho 8 phút giới thiệu về Việt Nam trên kênh NBC là quá đắt":
- Tác giả đã nhập nhèm con số 15 triệu USD. Nếu quả thực số tiền này bỏ ra cho 8 phút giới thiệu về VN thì đắt thật. Nhưng khoảng phân nửa số tiền này được dùng để xây dựng một khán phòng lớn nhất VN (mà rõ ràng khán phòng này còn được lợi ích sau khi kết thúc cuộc thi). Phân nửa còn lại cũng không phải chỉ dành cho 8 phút quảng cáo mà là tiền bản quyền cho một sự kiện dài hơi (hơn 3 tuần). Đặc biệt là buổi truyền hình trực tiếp nhiều giờ đến 170 quốc gia.
- Ngay cả những con số về rating cũng bị tác giả sử dụng một cách khiên cưỡng. Chúng ta không thể so sánh những sự kiện đang thu hút sự chú ý của công chúng Mỹ với những sự kiện mang tính toàn cầu như HHHV. Con số 10 triệu khán giả ở Mỹ theo dõi HHHV (giả sử là đúng) cũng không có ý nghĩa gì so với hơn 1 tỷ khán giả toàn cầu.
Ta có thể so sánh thế này: "Hãy chọn giá đúng" là một chương trình ăn khách của VTV. Giả sử vào hôm phát sóng, tại một tỉnh lẻ diễn ra một sự kiện địa phương. Hẳn nhiên số khán giả tại địa phương đó sẽ tập trung xem sự kiện của tỉnh nhà. Thế là căn cứ theo số liệu thống kê ta kết luận "Hãy chọn giá đúng" không hấp dẫn khán giả!!!
- Ở đây, ta phải nói đến độ chính xác của thông tin. Nếu không có sự nắm bắt thông tin (từ các kênh khác) thì quả thực ta sẽ dễ dàng bị thuyết phục bởi những con số do tác giả đưa ra.

3/ "Thời gian truyền hình trực tiếp không phù hợp với khán giả các khu vực khác":
- Lập luận này thật buồn cười: Trái đất tròn vo nên chẳng có sự kiện nào có thể rơi vào "giờ vàng" trên toàn thể giới được. Đặc biệt là 2 khu vực có thị phần khán giả truyền hình lớn nhất là Châu Âu và Bắc Mỹ nằm ở 2 phía đối diện nhau, nên ta chỉ có thể chọn 1 trong 2.
- Nếu có quyền thì bạn chọn thế nào? phát sóng vào "giờ vàng" của VN để "tự thu hút mình" hay là phát sóng vào giờ vàng của Bắc Mỹ - nơi có hàng triệu người VN định cư và hàng trăm triệu du khách tiềm năng?

4/ "Cuộc thi HHHV ngày càng giảm đi sức hút":
- Thật ra, nhóm chúng tôi không có số liệu về việc cuộc thi này đang ngày càng tăng hay ngày càng giảm sức thu hút. Nhưng khi đối chiếu với lập luận do tác giả đưa ra thì chúng tôi lại nhất trí là thiếu sức thuyết phục: Bạn không thể đòi hỏi một sự kiện do NBC đỡ đầu lại được CNN, BBC, Reuters, NYTimes đưa tin rầm rộ được. Nói đâu xa, cứ nhìn Giải U21 trong nước do báo Thanh Niên tổ chức. Đây rõ là một giải đấu có uy tín trong nước nhưng các tờ báo lớn khác (như Tuổi Trẻ) cũng đưa tin rất hạn chế. Lý do tại sao thì chắc hẳn ai cũng biết!
- Ngay cả tiêu chí dùng Google để đánh giá sức hút của một sự kiện cũng là một quan điểm rất chủ quan. Mặc dù Google là công cụ tìm kiếm nổi tiếng nhất, nhưng chưa bao giờ nó được xem là thước đo vạn năng cho mọi sự kiện. Có những sự kiện như chiến tranh, thảm họa... thì đúng là Google có thể xem như một chuẩn mực đánh giá. Nhưng có những sự kiện khác thì Google không thể hiện được gì nhiều. Chẳng hạn với cuộc thi sắc đẹp thì người ta vào các website chính thức của cuộc thi đó, hoặc vào thẳng diễn đàn chuyên về sắc đẹp... chứ vào Google để làm gì?
- Có một suy luận, tuy có phần cảm tính, nhưng cũng được nhóm chúng tôi cân nhắc: HHHV là cuộc thi sắc đẹp uy tín thứ 2 (chỉ sau Miss World một chút và hơn hẳn Miss Earth). Người sở hữu cuộc thi này chính là Donald Trump. Thứ hạng tỷ phú của ông khá thấp (khoảng hạng 300-400 gì đó), nhưng nếu đặt câu hỏi: hãy kể tên 10 tỷ phú mà bạn biết, chúng tôi tin rằng nhiều người sẽ kể tên ông ta! Đó là một ông trùm địa ốc Mỹ và khét tiếng về những màn đánh bóng tên tuổi. Một người như thế sẽ khó lòng chấp nhận để cho cuộc thi HHHV bị mất giá (cuộc thi tốn kém chỉ vài chục triệu USD).
- Xét cho cùng, trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay thì việc khán giả giảm sự quan tâm đến các "hoạt động ăn chơi" như là các cuộc thi sắc đẹp cũng là chuyện hợp lý. Ngay cả những nước giàu có như Mỹ, người ta cũng phải cắt giảm việc đi du lịch, tiêu xài. Bản thân ông trùm Donald Trump cũng còn phải bận làm ăn đến nỗi không thể qua dự khán HHHV được nữa mà.

Vào mỗi thời điểm khác nhau, cuộc thi sắc đẹp có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan, nhưng dựa vào đó mà phán "cuộc thi này bị giảm sức hút" là không đúng.
 «sửa» 
 «xóa» 
Trang (PR15)
03-09-2008
Thân gửi bạn Diep Tram,

Để đánh giá một chương trình truyền hình có nhiều người xem hay không, người ta dùng rating. Dưới đây là một cách giải thích đơn giản RATING và SHARE (tính theo %)
RATING = số hộ bật một chương trình truyền hình
                 tất cả các hộ có TV
SHARE = số hộ bật một chương trình truyền hình
                 tất cả các hộ đang bật TV
VD: Một chương trình truyền hình phát ở một địa phương có 1 triệu hộ có TV, trong đó có 800.000 hộ đang mở TV và 400.000 hộ đang theo dõi một chương trình nào đó.
→ Rating của chương trình này là 400.000/1.000.000 = 0,4 = 40%
→ Sharing = 400.000/800.000 = 0,5 = 50%
 «sửa» 
 «xóa» 
potatoes
05-09-2008
Hầu như ai có quá trình đứng trên bục giảng đều đã gặp phải tình trạng này: một học viên (thường là rất trẻ) đứng lên hỏi một câu thật là hóc búa, nhưng với cách hỏi mà ai cũng thấy ngay là thiếu tinh thần cầu thị. Họ hỏi không phải nhằm mục đích đi tìm đáp án, bởi vì điều mà họ mong chờ nhất là không có ai trong khán phòng có thể giải đáp được vấn đề họ nêu ra. Đặc biệt, nếu câu hỏi này gây được sự lúng túng đối với giảng viên thì họ tỏ vẻ đắc chí ra mặt.
Đó cũng chính là một sự ngạo mạn của kiến thức.
 «sửa» 
 «xóa» 
Lotty
01-06-2009
Cám ơn đề tài này của các bạn «sửa» 
 «xóa» 
 Trước  1  Sau 
DIỄN ĐÀN TINHVI.COM: Trở về diễn đàn chính Tham gia ý kiến cho bài viết này

Tham gia ý kiến cho chủ đề Sự ngạo mạn của kiến thức:
Họ tên: (*)
Nội dung: (nhập tiếng Việt Unicode, tối đa khoảng 2.000 từ) (*)
Mã Bảo Vệ (MBV): (không bắt buộc)
(MBV dùng để bảo vệ nội dung bài viết của bạn, sau này ai muốn sửa/xóa phải có MBV)
 
Trang chủ   |   Tin tức   |   Diễn đàn   |   Chat   |   CNTT   |   Nhân sự - PR   |   Anh văn   |   Thư viện   |   Liên lạc
©Copyright 2006-2008 All rights reserved www.tinhvi.com    •    Email: master_tv@tinhvi.com    •  Tinh Vi    •  Tinh Vi
 
 
Freeware
Tạo nhanh hàng loạt các bài toán, giúp bé luyện tập làm toán » ver 2.5
Phần mềm nhỏ gọn giúp tìm các hợp âm cho bản nhạc » ver 1.5
TỪ ĐIỂN online
Từ điển VDict gồm 7 bộ từ điển khác nhau, được xem là bộ từ điển trực tuyến tốt nhất hiện nay.
Nhập từ cần tra:

ĐỌC BÁO online
HÌNH ẢNH