Tinh Vi - www.tinhvi.com
Tinh Vi    •    Tinh Vi    •    Tinh Vi
 
Trang chủ    •   Tin tức    •   Diễn đàn    •   Chat
   
Các đồng tiền thuật toán (còn gọi là đồng tiền kỹ thuật số) không đáp ứng được nhiều tiêu chí của tiền tệ thực thụ.

Bứt phá giai đoạn 2014-2016, không ngừng leo thang năm 2017, cơn bão tăng giá đất được dự báo chưa dừng lại trong năm 2018.

Theo đánh giá của chuỗi siêu thị Whole Foods (Mỹ), các loại bột nghệ, ca cao, bột matcha, bột maca… sẽ dần chiếm ưu thế trong các loại thực phẩm, thức uống.

Nhu cầu mua sắm gia tăng mùa cận Tết Nguyên đán khiến thị trường xe máy náo loạn, nhiều mẫu xe tay ga, côn tay hút khách bị đại lý “thổi giá bán” chênh hàng chục triệu đồng.

Vẫn chưa có tín hiệu tốt từ sức mua của thị trường căn hộ, dù hàng loạt dự án đã giảm giá bán, tăng cường khuyến mãi để hút khách.

Nhiều người chưa biết uống sữa đúng cách. Lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng là không nên uống sữa khi bụng đói.

Những gì người mẹ ăn khi mang bầu sẽ định hình sở thích ăn uống của trẻ trong tương lai.

Nguồn nước sinh hoạt TP.HCM gặp thách thức như ô nhiễm và biến đổi khí hậu đã làm giảm số lượng và chất lượng của nguồn cấp nước.

TIN TỨC
  BẢN TIN
Tin tức thời sự,
kinh tế, XH....
  THÔNG TIN - KIẾN THỨC
Thông tin KHKT và các
kiến thức cần biết...
 
'Cuộc chiến' phẩm màu E102 chưa chấm dứt
Từ giữa năm ngoái, châu Âu đã yêu cầu tất cả các sản phẩm có phẩm màu Tartrazine (E102) phải ghi nhãn "Có thể có ảnh hưởng xấu lên hoạt động và sự chú ý của trẻ". Nhật, Hàn Quốc cũng hạn chế sử dụng phẩm màu này. Còn Việt Nam vẫn chấp nhận.

Thời gian gần đây, clíp quảng cáo mì Tiến Vua bò cải chua của Công ty Masan gây xôn xao dư luận khi đề cập đến phẩm màu tổng hợp E102 hay Tartrazine được công ty cho là độc hại. Nhiều người không khỏi giật mình khi xem những thành phần in trên nhãn mác của rất nhiều loại mỳ tôm, bánh, kẹo…, vì hầu hết chúng đều có sự hiện diện của phẩm màu này dù là của các hãng có tiếng trong nước.

Khảo sát sơ bộ của VnExpress.net cũng cho thấy sự hiện diện của E102 trên nhiều sản phẩm bánh, kẹo, mì tôm, bim bim...

Rất nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra. Điều này khiến người tiêu dùng lo lắng, một số bà nội trợ bắt đầu có tâm lý không lựa chọn sản phẩm có dòng chữ “màu tổng hợp E102 hay Tartrazine”.

Cũng vì thế, ngày 6/7, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) có thông báo chính thức trên trang web của mình rằng: “Ở Việt Nam việc sử dụng phẩm màu E102 đã quy định có tính pháp lý (quyết định 3742). Cục An toàn vệ sinh thực phẩm nhận thấy cho đến thời điểm hiện nay nếu phẩm màu này được sử dụng đúng hàm lượng theo quy định thì vẫn bảo đảm an toàn”.

Tuy nhiên quyết định 3742 của Bộ Y tế lại được xây dựng từ cách đây 10 năm. Đặc biệt trong danh mục 26 nhóm thực phẩm được phép dùng E102 lại không hề có từ mì, mì tôm, mì ăn liền hay mì gói.

Ngày 15/7, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tổ chức một cuộc họp lấy ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học về vấn đề phẩm màu E102. Tuy nhiên, Cục không đưa ra kết luận chính thức nào về vụ việc cho đến ngày 22/7, khi Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Việt Nam (Codex) có thông báo “cho đến nay các nước châu Âu… vẫn cho phép sử dụng E102 trong chế biến thực phẩm”.

Thế nhưng Ủy ban Codex Việt Nam đã "lờ đi" thực tế là Luật phụ gia thực phẩm của Nghị viện và Hội đồng châu Âu ban hành 2008 có quy định cụ thể: Thực phẩm chứa Tartrazine (E102) phải ghi nhãn "Có thể có ảnh hưởng xấu lên hoạt động và sự chú ý của trẻ”. Quy định này bắt đầu có hiệu lực trên toàn châu Âu từ 7/2010.

Cũng theo Codex Việt Nam thì "người tiêu dùng có thể yên tâm sử dụng các loại thực phẩm có E102 đúng hàm lượng". Điều này bao gồm cả sản phẩm mì gói. Trong khi đó, trong danh sách 46 loại thực phẩm (từ năm 2004) không nên sử dụng phẩm màu vàng tổng hợp này của Hàn Quốc gồm sữa, nước uống hoa quả, tiêu, ớt, Mayonnaise, bơ… thì mì ăn liền đứng đầu danh sách khuyến cáo này. Tương tự tại Nhật, Tartrazine cũng không được phép sử dụng trong mì.

Không chỉ bị hạn chế sử dụng ở Nhật, Hàn Quốc, E102 còn bị cấm ở Na Uy, Áo và Phần Lan, bị hạn chế sử dụng ở Thụy Điển và Đức.

E102 không chỉ gây dị ứng thức ăn

Nhiều chuyên gia lo ngại về ảnh hưởng lâu dài của phẩm màu vàng này lên sức khỏe của người tiêu dùng như kích thích cơn hen suyễn, gây lupus ban đỏ, hiếu động thái quá ở trẻ... Tuy nhiên, tác hại của phẩm màu này được nhắc đến trong khuyến cáo của ngành y tế Việt Nam mới chỉ là “lo ngại vấn đề dị ứng thức ăn vốn ở một tỷ lệ cao trong cộng đồng dân cư mà khó phân biệt dị ứng có thể do E102 hay do bản thân thực phẩm”.

Trong khi thực tế, vào năm 2008, theo tờ The Independent (Anh), một nghiên cứu trị giá 750.000 bảng Anh do Đại học Southampton thực hiện đã kết luận rằng, 6 phẩm màu nhân tạo (trong đó có E102) có liên quan đến chứng hiếu động thái quá, khiến trẻ bị phân tâm.

Các nhà nghiên cứu ước tính có khoảng 30% các trường hợp bị tăng động giảm chú ý có thể được dự phòng nếu các công ty loại bỏ 6 phẩm màu này trên toàn cầu. Ngoài E102, 5 phẩm màu còn lại được khuyến cáo là vàng Quinolin E104, vàng sunset FCF E110, carmoisine E122, đỏ Ponceau 4R E124 và đỏ Allura AC E129 - những phẩm màu này cũng nằm trong danh mục phụ gia được phép sử dụng tại Việt Nam.

Cũng vì lo ngại này, Hiệp hội tiêu chuẩn thực phẩm Anh từng có đề xuất không sử dụng 6 loại phẩm màu nhân tạo gồm cả E102 vào cuối năm 2009 trên toàn châu Âu, tuy nhiên chưa được chấp thuận. Đồng thời họ cũng khuyên các bậc cha mẹ nếu thấy con cái có các biểu hiện thái quá thì không nên sử dụng các loại thực phẩm có chứa màu tổng hợp.

Tại nước ta, đến thời điểm này, cơ quan chức năng đã khẳng định phẩm màu E102 an toàn nếu đúng liều. Tuy nhiên, điều nhiều người băn khoăn là phẩm màu này được dùng trong thực phẩm như thế nào là đúng liều lượng?

Theo tiêu chuẩn do Codex Việt Nam mới đưa ra, ngưỡng ăn vào cho phép hằng ngày là từ 0 đến 7,5 mg trên mỗi kg thể trọng, có nghĩa là mức tiêu thụ hằng ngày tốt nhất nên là 0. Thế nhưng hiện nay, các sản phẩm có sử dụng phẩm màu tổng hợp E102 tại nước ta mới chỉ ghi chung chung có Tartrazine mà không ghi rõ hàm lượng của nó trong sản phẩm là bao nhiêu.

Nguồn: Nam Phương - Châu Anh/VnExpress
Post: 23/07/2011
Các tin tiếp theo:
  • Lạm phát tăng trở lại
  • Không có bong bóng bất động sản
  • 3 năm nữa bất động sản tăng trở lại
  • Vì sao giá gà tăng 100%, heo tăng 70%?
  • TP.HCM: Tràn lan “kính dỏm mác xịn'
  • Nguyên nhân thị trường bất động sản chết yểu
  • Thu nhập thực tế của người dân thấp hơn trước
  • Nhà kinh doanh nặng gánh giá mặt bằng
  • Xe máy hay ô tô gây tắc đường?
  • Giới hạn nhiễm chéo DEHP là 1,5mg/kg
  • Trang chủ   |   Tin tức   |   Diễn đàn   |   Chat   |   CNTT   |   Nhân sự - PR   |   Anh văn   |   Thư viện   |   Liên lạc
    ©Copyright 2006-2008 All rights reserved www.tinhvi.com    •    Email: master_tv@tinhvi.com    •  Tinh Vi    •  Tinh Vi
     
     
    Freeware
    Tạo nhanh hàng loạt các bài toán, giúp bé luyện tập làm toán » ver 2.5
    Phần mềm nhỏ gọn giúp tìm các hợp âm cho bản nhạc » ver 1.5
    TỪ ĐIỂN online
    Từ điển VDict gồm 7 bộ từ điển khác nhau, được xem là bộ từ điển trực tuyến tốt nhất hiện nay.
    Nhập từ cần tra:

    ĐỌC BÁO online
    HÌNH ẢNH