Tinh Vi    •    Tinh Vi    •    Tinh Vi
 
Trang chủ    •   Tin tức    •   Diễn đàn    •   Chat
   
    ◊ Tiêu chí chia sẻ tài liệu trên website tinhvi.com

- Bất kỳ tài liệu nào mà bạn cảm thấy có thể có ích cho người khác, đều có thể upload lên website Tinh Vi.
- Ưu tiên tài liệu bằng tiếng Việt (trừ những phần chuyên ngành không thể dịch).
- Hoan nghênh tài liệu do chính tác giả ghi chép, tổng hợp từ bài học thực tiễn hoặc từ các khóa đào tạo.
- Gửi tài liệu trực tiếp ở dưới đây, kích thước file < 10 MB (nếu lớn hơn, xin Liên lạc để được hướng dẫn).

Lời tâm sự   |  Kinh nghiệm học hành   |  Kinh nghiệm dạy con   |   Trang chia sẻ
TÁC GIẢ: EDMONDO DE AMICIS Những tấm lòng cao cả
Trường câm điếc

Chủ nhật, ngày 28

Sáng nay có người gọi cửa. Tôi nghe thấy cha tôi kêu tiếng ngạc nhiên:

- A! Bác Giorđanô!

Bác là người làm vườn cũ nhà tôi quê ở Côrđôva.

Sang Hy Lạp làm cho sở hỏa xa ba năm, nay bác mới về, tay xách một gói lớn. Trông bác hơi già nhưng vẫn tươi tỉnh và vui vẻ như xưa.

Cha tôi mời bác vào, nhưng bác có ý vội vã từ chối và hỏi luôn:

- Nhà tôi bình yên chứ? Cháu Luizya độ này thế nào?

Mẹ tôi đáp:

- Bình yên cả. Còn Luizya thì tôi mới vào thăm được mấy hôm nay.

Bác Giorđanô mừng quá, gửi gói đồ rồi vào trường câm điếc thăm con. Cha tôi cho tôi đi theo. Đi đường, bác nói chuyện với tôi, có ý buồn:

- Tội nghiệp cho em Luizya! Mới lọt lòng ra đã phải chịu cái tật xấu xa. Nghĩ nỗi tôi không bao giờ được nghe thấy tiếng em gọi "cha" và em không bao giờ được nghe thấy tiếng tôi gọi "con ơi!", những tiếng thân yêu phát ra tự tim huyết, thì tôi buồn không biết chừng nào! May mà có người mách và giúp cho em vào trường, tôi cũng đỡ phiền. Em vào đây từ năm lên 8, tính đến nay đã 11 tuổi rồi. Chắc em đã lớn lắm rồi, cậu nhỉ. Em đã nói chuyện được bằng dấu hiệu chưa? Em có vui không? hở cậu?

Tôi đáp:

- Trường câm điếc đây rồi. Bác vào sẽ biết.

Chúng tôi tới cổng, người gác ra hỏi. Bác Giorđanô nói:

- Tôi là cha em Luizya. Hôm nay xin phép vào thăm.

Người gác đáp:

- Các cô ấy đang chơi. Để tôi thưa với bà giáo. Mời ông vào tạm phòng khách.

Vài phút sau, cửa phòng mở. Một bà giáo dắt tay một cô gái nhỏ vào. Hai cha con nhìn nhau một lúc rồi ôm lấy nhau vừa khóc vừa mừng.

Cô bé mặc áo chùng trắng, dọc đỏ, và đeo một cái yếm xanh.

Vuốt ve con xong, bác Giorđanô lùi lại ngắm nhìn con gái rồi kêu to:

- Trời ơi! Con tôi chóng lớn và xinh đẹp quá!... Thưa bà, bà là bà giáo dạy cháu. Xin bà bảo cháu ra một vài dấu hiệu để nói chuyện với tôi xem thế nào?

Bà giáo mỉm cười sẻ bảo cô bé đứng cạnh đang nhìn bà:

- Ông này là ai?

Cô bé cười và phát ra một thứ tiếng như kẻ mới học nói nhưng rõ ràng:

- Thưa cô, cha-con-đấy!

Bác làm vườn sửng sốt và reo lên như một người điên:

- Con tôi biết nói à? Chết chửa! Thế mà tôi không biết. Con tôi biết nói rồi. Trời ơi! Con nói nữa cho cha nghe.

Bác Giorđôna ôm và bế con lên hai, ba lần, có vẻ sung sướng lắm.

- Thưa bà thế ra cháu không phải nói chuyện bằng hiệu, bằng ngón tay?

Bà giáo đáp:

- Ông Giorđanô ơi! Học bằng hiệu là lối cổ, lối ấy đã bỏ rồi. Bây giờ chúng tôi dạy theo lối mới gọi là phép "khẩu truyền" ông vẫn chưa rõ à?

- Thưa bà, tôi không hiểu, vì đã ba năm nay tôi đi ngoại quốc. Nhà có viết thơ nhưng tôi vẫn yên trí, "cháu biết nói" là "nói bằng hiệu", chứ không ngỡ cháu nói ra tiếng... Con ơi! Con có biết không? Con trả lời đi!

Bà giáo đỡ lời:

- Ông ơi ! Cháu không nghe thấy gì đâu vì cháu điếc. Nhưng nhìn môi ông cử động, cháu có thể nhận ra ông nói câu gì. Tuy miệng cháu nói được, nhưng tai cháu vẫn không nghe thấy tiếng mình phát ra. Sở dĩ cháu nói thành tiếng là vì chúng tôi dạy cháu vừa vận động môi, vừa do lồng ngực và cuống họng phát ra từng "chữ" từng "vần"...

Bác làm vườn ghé vào tai hỏi con:

- Cha vào thăm, con có thích không?

Cô bé ngẩn người đứng im. Bà giáo cười bảo bác Giorđanô:

- Luizya không trả lời vì không được nhìn miệng ông nói. Bây giờ ông quay lại trước mặt cháu và nhắc lại câu ông vừa nói thì cháu hiểu ngay.

Người cha nhìn mặt con, nói:

- Cha đã về, cha không đi nữa, con có sung sướng không?

- Cha về và không bỏ con đi nữa, con rất lấy làm sung sướng.

Bác làm vườn hỏi thử con mấy câu nữa:

- Tên mẹ con là gì?

- Antônia.

- Tên chị con là gì?

- Andêlacđa.

- Trường này gọi là trường gì?

- Trường câm điếc.

- Hai lần mười là bao nhiêu?

- Hai mươi.

Bác làm vườn rất hoan hỉ, quay lại nói với bà giáo:

- Thưa bà, chúng tôi cảm ơn bà một trăm lần, một nghìn lần. Và xin bà tha lỗi cho chúng tôi là kẻ quê kệch, không biết giải bày thế nào để cảm ơn bà.

Bà giáo nói:

- Không những cháu đã biết nói, cháu còn biết viết và biết tính nữa. Cháu biết hết cả tên những đồ vật thường dùng, biết đôi chút về sử ký và địa dư. Hiện giờ cháu đang ở lớp sơ đẳng. Học hết hai năm nữa cháu sẽ có một nền học thức phổ thông và có thể đi làm việc. Hiện đã có nhiều em học ở đây ra bán hàng cho các hãng buôn rất đắc lực... Chúng cũng làm được đủ bổn phận như người thường.

Chợt có tiếng trẻ tập đọc ở trên trường đưa xuống bác làm vườn thấy lạ, lắng tai nghe. Bà giáo bảo:

- Ông để tôi gọi một em ở lớp dự bị xuống đọc ông nghe.

Nói xong, bà ra hiệu cho người gác gọi. Lát sau người gác đưa một cô bé 8, 9 tuổi xuống. Cô này mới vào đây được ít lâu.

Bà giáo há mồm như người đọc chữ Ơ ra hiệu cho cô học trò đọc theo.

Cô bé đọc:

- Ô.

- Không phải thế.

Nói xong, bà giáo liền cầm hai bàn tay học trò, một để vào cổ họng mình, một để vào ngực mình rồi tự đọc: Ơ.

Cô bé nhận kỹ luồng hơi ở ngực phát ra và đi qua cuống họng thế nào rồi bắt chước đọc lại rất đúng: Ơ...

Rồi vẫn dùng cách ấy, bà dạy cô bé đọc những chữ C và Đ.

Bác làm vườn nghĩ một lúc nói:

- Thưa bà, dạy như thế này mất nhiều công và phải kiên nhẫn lắm mới được. Thiết tưởng ở trên đời này không có thứ phần thưởng gì xứng đáng để đền công các bà... Thưa bà, tôi có thể chào và cảm ơn bà đốc được không?

- Bà đốc không có đây. Nhưng có một người khác mà ông đang cảm ơn. Theo lệ ở đây thì những trò bé thường giao cho trò lớn trông nom như người chị, người mẹ trong nhà. Cháu Luizya ở đây giao cho một em 17 tuổi trông nom. Em này là con một người làm bánh ở với Luizya rất tốt. Hai năm nay, chính em ấy đã giúp Luizya mặc áo, đội mũ, đã dạy Luizya khâu vá và lúc nào cũng ở cạnh Luizya...

- A! Này! ...Luizya ơi! Mẹ con ở đây tên là gì?

Luizya cười đáp:

- Catêrina, tử tế lắm!

Người gác theo hiệu bà giáo chạy đi một lúc thì có một cô câm điếc khoẻ mạnh, tươi tỉnh, tóc vàng, áo dọc đỏ và yếm xanh xuống. Trông thấy người lạ, đôi má ửng hồng, cô cuối đầu cười nụ.

Luizya chạy lại nắm tay Catêrina và nói:

- Catêrina.

Bác Giorđanô bèn bắt tay Catêrina và nói:

- Cảm ơn em. Ta chúc cho em và gia quyến em được hưởng phúc lành. Em hãy nhận lấy những lời chúc tụng thành thực của một người thợ, một người cha khốn khổ em ạ!

Cô bé chỉ vuốt ve Luizya không trả lời.

Bà giáo nói:

- Ông có thể cho Luizya về ngay bây giờ.

- Xin phép bà cho cháu về Côrđova, mai tôi sẽ đưa cháu lên.

Luizya chạy vào đội mũ, khoác măng tô rồi ra với cha.

Trước khi ra về, bác Giorđôna có đưa một đồng tiền vàng xin cúng vào nhà trường, nhưng bà giáo không nhận, bỏ vào túi gilê Luizya và nói:

- Ở đây, chúng tôi không lấy một vật gì của ai cho cả. Và ông đã phí bao nhiêu mồ hôi nước mắt mới kiếm được đồng tiền... Chúng tôi rất cảm động về lòng chân thành của ông và xin cảm ơn ông.

Hai cha con chào bà giáo và dắt nhau ra.

Ra đến đường, cô bé nhảy nhót kêu to:

- Hôm nay, trời đẹp quá!

« Trước --- Trường câm điếc --- Sau »
Mục lục

1 - Ngày khai trường. Xem »
2 - Thầy giáo mới. Xem »
3 - Một tai nạn. Xem »
4 - Cậu bé miền Nam. Xem »
5 - Bạn tôi. Xem »
6 - Lòng hào hiệp. Xem »
7 - Trên rầm thượng. Xem »
8 - Học đường. Xem »
9 - Lòng yêu nước của cậu bé thành Padoue. Xem »
10 - Em bé quét mồ hóng. Xem »
11 - Người bán than và ông quý phái. Xem »
12 - Mẹ tôi. Xem »
13 - Học trò nghèo. Xem »
14 - Ân nhân của bạn Nelli. Xem »
15 - Em bé trinh sát. Xem »
16 - Kẻ khó. Xem »
17 - Tính khoe khoang. Xem »
18 - "Chú phó nề". Xem »
19 - Quả cầu tuyết. Xem »
20 - Các cô giáo trường tôi. Xem »
21 - Thăm ông già bị nạn. Xem »
22 - Chàng viết mướn thành Phirenze. Xem »
23 - Lòng biết ơn. Xem »
24 - Thầy giáo phụ. Xem »
25 - Đứa con người thợ rèn. Xem »
26 - Phranti bị đuổi. Xem »
27 - Chú lính đánh trống, người đảo Sardaigne. Xem »
28 - Lòng ái quốc. Xem »
29 - Bà mẹ anh Phơranti. Xem »
30 - Chiếc xe hỏa máy. Xem »
31 - Một kẻ tù phạm. Xem »
32 - Làm khán hộ cho cha. Xem »
33 - Chú hề con. Xem »
34 - Ngày cuối cùng hội Giả trang. Xem »
35 - Những trẻ em mù. Xem »
36 - Lớp học tối. Xem »
37 - Đám đánh nhau. Xem »
38 - Người tù số 78. Xem »
39 - Trước ngày 14 tháng Ba. Xem »
40 - Lễ phát phần thưởng. Xem »
41 - Lòng cháu. Xem »
42 - Chú phó nề trong phút hiểm nghèo. Xem »
43 - Viện dục anh. Xem »
44 - Thầy học cũ của cha tôi. Xem »
45 - Kỳ dưỡng bệnh. Xem »
46 - Bạn ta là thợ. Xem »
47 - Bà mẹ anh Garônê. Xem »
48 - Lòng nghĩa hiệp. Xem »
49 - Hy sinh. Xem »
50 - Một vụ hỏa tai. Xem »
51 - Quê người tìm mẹ. Xem »
52 - Trường câm điếc. Xem »
53 - Đi ngoài phố. Xem »
54 - 32 độ. Xem »
55 - Cha tôi. Xem »
56 - Thú quê. Xem »
57 - Cuộc phát thưởng cho thợ thuyền. Xem »
58 - Lời cảm tạ. Xem »
59 - Đắm tàu. Xem »
60 - Trang cuối cùng của mẹ tôi. Xem »
61 - Các buổi thi. Xem »
62 - Buổi thi cuối cùng. Xem »
63 - Từ biệt. Xem »
64 - Lòng từ thiện. Xem »
65 - Châm ngôn sống cho cháu yêu. Xem »
66 - Giúp người đã giúp người khác. Xem »
67 - Chúng ta sẽ ổn thôi mà. Xem »
68 - Quà tặng của cuộc sống. Xem »
69 - Một buổi tiệc kỷ niệm ngày cưới thật hạnh phúc. Xem »
70 - Giữa cái sống và cái chết. Xem »
71 - Giải thưởng ngoài trời. Xem »
72 - Chân dung của một "người đo thời gian". Xem »
73 - Những giây phút khó quên. Xem »
74 - Ngày sinh nhật của tôi. Xem »
75 - Trận lụt. Xem »
76 - Người có đầy đủ. Xem »
77 - Nàng cẩu tuyệt hảo. Xem »
78 - Tuyệt vời. Xem »
79 - Cầu vồng của Rebecca. Xem »
80 - Một cầu vồng chưa đủ. Xem »
81 - Ác mộng thành sự thật. Xem »
82 - Bài học từ Tạo hóa. Xem »
83 - Câu lạc bộ Đá Lăn. Xem »
84 - Đôi vớ cho Kerry. Xem »
85 - Ông học đọc. Xem »
86 - Nhà trường - tiến lên. Xem »
87 - Điều kỳ diệu của cuộc sống. Xem »
88 - Cảm thông. Xem »
89 - Món quà đặc biệt. Xem »
90 - Vị khách trọ qua đêm. Xem »
91 - Mẹ yêu quý!. Xem »
92 - Tôi không phải là chị Dana. Xem »
93 - Những chiếc vỏ ốc. Xem »
94 - Khi con đơn độc. Xem »
95 - "Mẹ không sao chứ mẹ?". Xem »
96 - Mẹ là ngôn từ. Xem »
97 - Thư một bà mẹ gửi con trai vào ngày con bắt đầu đi mẫu giáo. Xem »
98 - Chuyện kể của bà mẹ thể thao. Xem »
99 - Cho mãi mãi, cho luôn luôn, và bất luận điều gì. Xem »
100 - Người hùng thầm lặng. Xem »
101 - Phụ tá của mẹ. Xem »
102 - Khi con trẻ rời nhà lên đại học. Xem »
103 - Mẹ kế. Xem »
104 - Món quà vô giá. Xem »
105 - Con giống chúng tôi. Xem »
106 - Linh tính của người mẹ. Xem »
107 - Mẹ. Xem »
108 - Con gái tôi - người thầy của tôi. Xem »
109 - Con búp bê bị bể. Xem »
110 - Về nhà. Xem »
111 - "Làm sao ông già Noel biết được?". Xem »
112 - Ngày mà tôi quá bận rộn. Xem »
113 - Tiên lượng. Xem »
114 - Trời đẹp lắm phải không nào?. Xem »


Download tập truyện: dạng PDF (3.6 MB) hoặc PRC (390 kB)
"Những tấm lòng cao cả" là một tập truyện dành cho lứa tuổi học trò, nhưng các bài học của nó thì cũng đáng để người lớn suy nghĩ. Xin cám ơn các bạn đã chia sẻ tập truyện này.

Lòng yêu nước
Lòng yêu nước không thể bán rẻ, bất kể đối với người lớn hay trẻ em, bất kể người sang hay kẻ hèn. Một em bé nghèo khó cũng biết thể hiện lòng yêu nước theo cách riêng của mình.
Xem
Em bé quét mồ hóng
Những nữ sinh tốt bụng được mô tả đẹp tựa thiên thần bé nhỏ. Đọc xong, có thể chúng ta sẽ có liên tưởng tới những nữ sinh thời hiện đại: sặc sỡ thì có sặc sỡ đó, nhưng nghênh ngang ngoài lộ và cười nói ngả ngớn. Như thế mới là "teen" và "sành điệu"?...
Xem
Người bán than & ông quý phái
Có những người tự cho rằng mình là người thuộc "đẳng cấp" trên, nhưng thực sự họ chưa bao giờ có thể xử sự một cách văn minh lịch thiệp như một nhà quý tộc trong câu chuyện này.
Xem
Em bé trinh sát
Thêm một chuyện kể về lòng yêu nước. Một em bé đã hy sinh như một người lính trinh sát dũng cảm. Em chết đi, với tư thế của một người trưởng thành, của một vị anh hùng.
Xem
Quả cầu tuyết
Khi gây ra lỗi phải biết dũng cảm nhận lỗi. Đó là bài học nhỏ nhưng đáng giá. Thế nhưng thái độ công chúng cũng rất quan trọng. Nếu người bị hại chỉ biết chăm chăm ăn vạ còn công chúng thì hùa theo gây sức ép, thì thật dễ hiểu khi văn hóa đường phố ngày nay đã ngày càng xuống cấp...
Xem
Chàng viết mướn
Câu chuyện cảm động về lòng hiếu thảo và sự hy sinh của một người con. Người đọc sẽ thấy được tình cảm cha con trong một gia đình nghèo.
Xem
Đứa con người thợ rèn
Trong số những người bạn học, ta có thể bắt gặp một ai đó có hoàn cảnh thật khó khăn. Nhưng người đó sẽ luôn cố gắng chịu đựng và che giấu những khó khăn gặp phải...
Xem
Chú lính đánh trống
Chiến tranh - trẻ nhỏ cũng phải cầm súng để chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Nhưng chiến đấu như thế nào mới đáng gọi là anh hùng? Hãy đọc câu chuyện đầy tính hào hùng này.
Xem
Chiếc xe hỏa máy
Hãy dạy con biết chia sẻ với bạn bè như câu chuyện này. Luôn luôn giúp con hiểu rằng: cho cũng chính là nhận.
Xem
Một kẻ tù phạm
Mỗi người đều có một góc khuất nào đó. Nhưng ta vẫn có thể nhìn thấy những khía cạnh tích cực của một con người, kể cả khi anh ta ở tận đáy của xã hội. Hơn nữa, ta cũng cần phải biết tôn trọng những góc khuất đó...
Xem
Những trẻ em mù
Bài học về lòng yêu thương và thông cảm với những người bất hạnh. Những người mù là một trong những người bất hạnh nhất trên đời. Câu chuyện này sẽ giúp ta hiểu hơn về thế giới tối tăm của những người mù. Nhưng họ vẫn biết vươn lên từ đêm tối...
Xem
Thầy học cũ của cha tôi
Câu chuyện đầy tính nhân văn về lòng tôn kính với thầy cô không phai mờ theo năm tháng. Nghề giáo dù có đạm bạc nhưng luôn là một nghề cao quý và được xã hội kính trọng.
Xem
Lòng nghĩa hiệp
Lòng nghĩa hiệp có thể đến từ một cậu bé không? Và xã hội tôn vinh như thế nào đối với những những có lòng nghĩa hiệp?
Xem
Hy sinh
Cha mẹ luôn hy sinh vì con cái. Nhưng con cái cũng biết hy sinh vì cha mẹ cũng quan trọng không hề kém. Một con người không biết sống vì chính cha mẹ mình thì cũng chẳng biết sống vì những người khác.
Xem
Một vụ hỏa tai
Lính cứu hỏa - người phải làm công việc đầy nguy hiểm để bảo vệ tính mạng và tài sản công dân - là một trong người mà ta phải ngưỡng mộ và trân trọng nhất.
Xem
Quê người tìm mẹ
Câu chuyện một người đi hàng trăm dặm để tìm người yêu đã là nguồn cảm hứng để viết nên bản nhạc "500 miles" nổi tiếng. Nhưng xem ra câu chuyện này vẫn chưa gây xúc cảm mạnh bằng câu chuyện một em bé đi hàng ngàn dặm để tìm mẹ?!...
Xem
32 độ
Giấc ngủ của một người siêng năng lao động: không chỉ là một nhu cầu cần thiết mà còn được tôn trọng, thậm chí cả khi người đó ngủ gục trong lớp! Đây cũng là một câu chuyện về lòng bao dung và tinh tế của một người thầy...
Xem
Đắm tàu
Câu chuyện về cách xử sự hào hùng của một cậu bé với người bạn gái. Khi đứng ở lằn ranh giữa sự sống và cái chết, cái bản ngã tốt-xấu của con người sẽ bộc lộ rõ ràng nhất.
Xem
Từ biệt
Tuổi học trò hồn nhiên và vô tư. Trong ngày chia tay đầy xúc cảm, bạn bè chào tạm biệt nhau, thành thật ôm nhau hôn, quên hết những nỗi bất hòa và những niềm ác cảm.
Xem

Lòng từ thiện
Tôi ngồi yên, tiếp tục mơ màng. Con Phaedra đã đưa tôi trở lại thời thơ ấu. Với con Phaedra trên đồng cỏ, tôi lại có thể tin tưởng vào các câu chuyện thần tiên. Tôi có thể dừng lại bên nó, ngồi xuống và mơ mộng. Bản chất dịu dàng của nó đã làm những căng thẳng hàng ngày của tôi dịu bớt.
Xem
Quà tặng của cuộc sống
Cha mẹ tôi biết đấy là quà tặng quý giá của cuộc sống! Sau đó không bao lâu, cha mẹ quyết định mời bạn bè và bà con đến dự lễ kỷ niệm 45 năm ngày cưới, thay vì phải đợi thêm 5 năm nữa.
Xem
Giữa cái sống và cái chết
Tim tôi như vỡ tung từng mảnh khi đọc những lá thư ấy. Tôi xót xa cho gia đình Jason. Làm sao tôi có thể cảm ơn em và gia đình em cho hết về món quà vô giá này? Món quà mà nhờ đó tôi được kéo dài cuộc sống?
Xem
Những giây phút khó quên
Nội ơi. Con không được thả ra khỏi đây nữa rồi bởi vì con đã không làm đúng theo lời nội dạy. Nhưng lần này con cố học thật tốt để lấy được tấm bằng GED này. Con muốn chứng tỏ cho nội thấy rằng con rất muốn trở thành người tốt.
Xem
Ngày sinh nhật của tôi
Đã thế tôi còn cư xử thật ích kỷ. Bây giờ tôi thật hối hận đã nói những lời không phải với mẹ tôi. Quả thật chỉ khi mình sắp mất hoặc đã mất rồi mình mới biết quý những gì mình có.
Xem
Trận lụt
Trong suốt tháng sau chúng tôi phải ở nhờ nhà bạn bè. Tôi thật sự đã học được một bài học từ trận lụt ấy. Tôi đã học được thế nào là sự tàn phá, thế nào là tình gia đình, bạn bè; là lá lành đùm lá rách. Với kinh nghiệm này tôi sẽ luôn cảm thông với nỗi khổ đau mất mát của người khác.
Xem
Một cầu vồng chưa đủ
Con từng nghe nói khi có ai đó chết thì ông trời sẽ gửi cầu vồng đến đón người ấy lên trời. Ngày ba đi xa có tới hai cầu vồng song song, hiện trên bầu trời. Ba cao 1m90 nên một cầu vồng chưa đủ để đưa ba lên trời.
Xem
Bài học từ Tạo hóa
Nhờ đó tôi mới có thể tiếp tục đi suốt con đường mang tên - cuộc sống - với niềm hy vọng là những ai tới chia sẻ chuyện anh Brad sẽ học được cuộc sống đáng giá biết chừng nào.
Xem
Câu lạc bộ Đá Lăn
Chỉ cần đơn giản như là vài viên đá, ít sơn, một số bạn nhỏ biết nghĩ đến người khác, là đủ để tôi nhận ra là bạn không bao giờ quá nhỏ - hoặc cần phải nhiều tiền - để có thể thay đổi thế giới.
Xem
Đôi vớ cho Kerry
Khi được giải, Jessica được mọi người khen ngợi, cô bé rất tự hào. Nhưng điều cô bé ấm lòng nhất là khi Kerry nhìn chị và mỉm cười. Khi đó cô bé hiểu ra là mình đã có được một điều rât quan trọng: một chỗ trong trái tim em gái mình.
Xem

Và nhiều câu chuyện khác...
Mục lục

 
Lời tâm sự   |  Kinh nghiệm học hành   |  Kinh nghiệm dạy con   |   Trang chia sẻ
Trang chủ   |   Tin tức   |   Diễn đàn   |   Chat   |   CNTT   |   Nhân sự - PR   |   Anh văn   |   Thư viện   |   Liên lạc
©Copyright 2006-2008 All rights reserved www.tinhvi.com    •    Email: master_tv@tinhvi.com    •  Tinh Vi    •  Tinh Vi
 
 
Freeware
Tạo nhanh hàng loạt các bài toán, giúp bé luyện tập làm toán » ver 2.5
Phần mềm nhỏ gọn giúp tìm các hợp âm cho bản nhạc » ver 1.5
TỪ ĐIỂN online
Từ điển VDict gồm 7 bộ từ điển khác nhau, được xem là bộ từ điển trực tuyến tốt nhất hiện nay.
Nhập từ cần tra:

ĐỌC BÁO online
HÌNH ẢNH